Thành lập công ty thực phẩm thực hiện như thế nào?

Thứ sáu - 28/02/2020 17:02

 

Kinh doanh thực phẩm là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Lĩnh vực này hầu hết chỉ cần thành lập doanh nghiệp là có thể kinh doanh mà không cần điều kiện, giấy phép con. Để bắt đầu kinh doanh thực phẩm, bạn cần tìm hiểu trước và trải nghiệm, cũng như tìm hiểu các thủ tục pháp lý để thành lập công ty thực phẩm.

Kinh doanh thực phẩm là gì ?

Kinh doanh thực phẩm được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.
 


Những điều doanh nghiệp cần biết trước khi thành lập công ty thực phẩm


Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Theo quy định của pháp luật, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

- Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào mong muốn của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh bình thường thì nên lựa chọn hai loại hình doanh nghiệp phổ biến là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.


Đặt tên cho cơ sở kinh doanh thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.

 

Các trường hợp bị cấm đặt tên doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ doanh nghiệp đã giải thể, phá sản.

- Doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để đặt tên cho mình.

- Doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, tên đơn vị vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp.


Lựa chọn trụ sở chính cho doanh nghiệp

- Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể gồm số nhà hoặc tên xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Không đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ở nơi không có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Nhà chung cư không có mục đích kinh doanh; Ký túc xá có diện tích sử dụng chung; trên diện tích đất thuộc diện quy hoạch, hoặc đang có tranh chấp thuê đất,..
 


Vốn điều lệ của doanh nghiệp

- Về vốn điều lệ: Khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc đăng ký vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

- Thời hạn góp vốn: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tài sản góp vốn: Tiền (VNĐ), ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản có giá trị khác bằng đồng Việt Nam.


Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân nhân danh doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh, giao dịch của doanh nghiệp.

- Điều kiện của người đại diện theo pháp luật: người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
 

Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Để có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thì việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật là vô cùng quan trọng.


Cụ thể, doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề sau:

 

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành nghề

1

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu( trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

Chi tiết: Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản

4620

2

Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì

4631

3

Bán buôn thực phẩm

4632

4

Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

4711

5

Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh

4721

6

Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

472


Thủ tục thành lập công ty thực phẩm

Bước 1: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Thành lập đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở: Kiểm tra tính pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký hồ sơ đã nộp tại cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện ATTP tại cơ sở theo quy định.

- Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở: phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” trong Biên bản thẩm định điều kiện ATTP của cơ sở kinh doanh thực phẩm. Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đáp ứng các yêu cầu quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thành”. Sau khi thực hiện việc khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục. Thời gian thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục

- Trường hợp kết quả đánh giá lại ở mức “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không gửi báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để theo dõi, yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;


Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.


Tư vấn những việc cần làm sau khi thành lập công ty thực phẩm

- Đặt, treo biển công ty tại trụ sở công ty theo quy định.

- Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Năm đầu tiên thành lập doanh nghiệp được miễn nộp lệ phí môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ 2 trở đi nộp lệ phí môn bài như sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng, trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng.

- Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất, kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo đến đủ 12 tháng căn cứ vào tỷ lệ doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để kê khai thuế GTGT theo tiêu thức: tháng hoặc hàng quý.

- Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.

- Mua chữ ký số và hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch để dễ dàng quản lý, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

- Thuê luật sư rà soát, soạn thảo hồ sơ nội bộ chuẩn theo quy định


Xem thêm: Dịch vụ  + Thủ Tục Thành Lập Công Ty Bán Hàng Online

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Hi vọng nội dung bài viết đã phần nào giúp bạn đọc nắm được những quy định cần thiết khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm.


 

Nguồn tin: trungtamchinhtrihoangmai.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây